1 tài khoản ngân hàng 2 người dùng chung được không? Là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng đang thắc mắc, bởi có nhiều cặp vợ chồng có xu hướng hợp nhất tài khoản để tiện cho việc quản lý. Vậy để giải đáp cho câu hỏi trên thì mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của dangkyinternetbanking.com
Mục lục
1 tài khoản 2 người dùng được gọi là tài khoản gì?
Môt tài khoản 2 người được gọi là tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu, hay còn gọi là tài khoản tiết kiệm được sở hữu bởi từ 2 cá nhân trở lên. Có nghĩa là tài khoản ngân hàng cho phép khách hàng được cùng đứng tên sở hữu cùng một hay nhiều người khác. Tuy nhiên với dịch vụ này một trong các chủ tài khoản có thể rút tiền trong tài khoản dễ dàng như rút tiền trong tài khoản cá nhân của mình.
Ngoài ra để đảm bảo tính an toàn và tránh gặp những rủi ro không đáng có thì ngân hàng sẽ báo biến động số dư tài khoản cho tất cả các thành viên trong tài khoản khi xảy ra các giao dịch rút tiền, nộp tiền hay chuyển tiền được thực hiện thành công.
Có nên mở tài khoản ngân hàng chung không?
Thông thường nói đến việc dùng chung tài khoản thì chỉ có thể là các cặp vợ chồng có quan hệ mật thiết về kinh tế. Qua đó họ có thể hợp nhất tài khoản lại với nhau như việc kết hợp lương và các thu nhập định kỳ khác vào một tài khoản duy nhất. Như vậy thì cả hai sẽ phải cùng chịu trách nhiệm trong khoản tiền chung đó như thanh toán các loại hóa đơn gia đình, hay tiết kiệm những khoản chi tiêu.
Chính vì vậy mà đây là loại tài khoản hoàn toàn phù hợp đối với các cặp vợ chồng muốn có sự đồng nhất về tài chính, và muốn sở hữu tài khoản chung ngân hàng. Nên hiện nay nhiều cặp vợ chồng đang có xu hướng hợp nhất dùng chung một tài khoản ngân hàng để dễ dàng trong việc quản lý tài chính của gia đình
Lợi ích và hạn chế khi dùng tài khoản chung
Lợi ích khi dùng tài khoản chung
Khi vợ chồng đã hợp nhất tài khoản lại dùng chung thì khi có việc cần giải quyết thì có thể dùng nguồn tài sản chung đó. Như vậy bạn có thể dễ dàng xử lý các vấn đề tài chính của gia đình, hay giúp bạn đơn giản hóa các việc thanh toán các hóa đơn gia đình
Trong trường hợp xấu nhất là một người vợ hay chồng không may qua đời hay xảy ra sự cố, thì người còn lại không cần phải thông qua di chúc hay bất kỳ hệ thống pháp lý nào mới có thể sở hữu tài sản đó.
Khi có tài sản chung thì vợ chồng có thể minh bạch về tài chính, dễ dàng quản lý nguồn tài khoản đó, nắm được các chi tiêu trong gia đình qua biến động của số dư tài khoản khi có hoạt động rút hay thanh toán tiền
Dùng tài khoản chung có những hạn chế gì?
Về mặc lợi ích đó là đới với những cặp vợ chồng đồng nhất quan điểm, hay tự nguyện với việc dùng chung đó. Tuy nhiên cũng có trường hợp khi hợp nhất tài khoản lại với nhau thì có thể một người trong số đó cảm thấy mất khả năng độc lập về tài chính. Họ cảm thấy không thoải mái, thường xuyên có cảm giác những khoản chi tiêu của mình bị theo dõi hay bị người khác nắm giữ
Qua những chia sẽ của các cặp vợ chồng đã dùng chung tài khoản cho hay, thật sự dùng chung tài khoản cũng có những điểm lợi nhưng thực chất đây là nguyên nhân chính gây ra những rắc rối trong hôn nhân. Chính vì vậy trước khi hợp nhất tài khoản ngân hàng thì các cặp vợ chồng cần minh bạch về tài chính và chai sẻ rõ ràng các khoản chi tiêu của mình
1 tài khoản ngân hàng 2 người dùng chung được không?
Qua những gì đã chia sẻ trên thì 1 tài khoản ngân hàng có thể 2 người dùng được. Thông thường thì những cặp vợ chồng sẽ sử dụng tài khoản chung hay còn gọi là tài khoản đồng sở hữu, như vậy thì cả hai người cùng thực hiện theo đúng các nội dung cam kết hay những thỏa thuận được ghi rõ trên hợp đồng được ký kết.
Tất cả các chủ thể của tài khoản là vợ hay chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản chung, ngoài ra họ có thể thực hiện các giao dịch hay sử dụng tài khoản đều có sự thỏa thuận của cả hai. Đồng thời 2 người đều có trách nhiệm trong việc thanh toán toàn bộ các chi phí nợ phát sinh trong việc sử dụng tài khoản tín dụng
Những thông báo về biến động số dư, ưu đãi hay những giao dịch liên quan đều được ngân hàng thông báo chung cho các chủ sở hữu. Ngoài ra một trong hai chủ tài khoản đều có thể ủy quyền cho nhau hay ủy quyền cho người thứ ba trong việc có thể sử dụng hay định đoạt khoản tài khoản đó
Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng chung
Với hình thức mở tài khoản ngân hàng chung thì nhất thiết bạn phải đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng cần mở tài khoản. Sau đây là các bước thực hiện để có thể đăng ký tài khoản chung, mọi người có thể tham khảo để thực hiện dễ dàng khi cần sử dụng
+ Bước 1: Đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng cần mở tài khoản chung để được hỗ trợ đăng ký mở tài khoản chung (tài khoản đồng sở hữu) Yêu cầu nhân viên tư vấn về tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu
+ Bước 2: Nhân viên ngân hàng yêu cầu các chủ thể cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân/CCCD.
+ Bước 3: Nhận mẫu đơn đăng ký và theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng các thủ thể điền đầy đủ vào mẫu đơn đăng ký đó
+ Bước 4: Nộp mẫu đơn lại cho nhân viên ngân hàng và chờ xác thực thông kết quả mở tài khoản chung tiết kiệm đồng sở hữu
+ Bước 5: Nhận giấy hẹn nhận thể từ nhân viên ngân hàng và các loại giấy tờ lại. Như vậy bạn đã đăng ký thành công tài khoản chung
Qua thông tin bài viết mà bạn vừa tham khảo trên hy vọng bạn có thể hiểu được vấn đề về việc 1 tài khoản ngân hàng 2 người dùng chung được không, lợi ích cũng như hạn chế của việc dùng chung tài khoản đó như thế nào? Chúc các bạn có một sự lựa chọn phù hợp nhất